chơi với con

Cách làm bánh mousse cầu vồng cực dễ vào cuối tuần

10:32 AM



Thời gian hoàn tất: 6 - 7 tiếng

Khuôn: 16 - 18 cm

  • Phần bạt bánh:
  • 10 cặp oreo
  • 30g bơ lạt đun chảy
  • 🍰 Phần mousse:
  • 250g whipping cream
  • 250g sữa chua
  • 10g gelatin
  • 40g nước
  • 1tps nước chanh
  • 70g đường
  • 10g mật ong
  • Màu thực phẩm (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím)

Những chiếc bánh mousse cầu vồng với vẻ ngoài độc đáo, vị mát mịn, chua thanh đã chinh phục bao thực khách. Sao bạn không tự làm món bánh hấp dẫn cùng với bé vào cuối tuần nè? Mình sẽ bật mí cho bạn cách làm bánh mousse cầu vồng cực dễ nhé.

Xem thêm >>
chơi với con

Cùng con làm: Bánh Cookies hoa mai ngày Tết

2:18 PM

Thời gian nướng: 7-10 phút/lần

Nhiệt độ nướng: 175 độ

Khẩu phẩn: 8-10 cái

  • 125 gr bơ nhạt (nhiệt độ phòng)
  • 125 gr đường hạt mịn (đường xay)
  • 1 quả trứng gà
  • Tinh chất vani
  • 250 gr bột mì đa dụng
  • Tí xíu muối
  • Màu thực phẩm

Mấy ngày gần đây đã bắt đầu thấy không khí Tết tràn ngập trên Facebook khi chị em post liên tục hình ảnh bánh chưng, bánh tét, sên mứt, làm bánh để đãi khách. Về các đồ ngọt ngày Tết, ngoài những món cổ truyền như chè kho, các loại mứt… thì bánh quy, kẹo cũng là một phần không thể thiếu. Thay cho hộp bánh quy công nghiệp là những chiếc bánh quy thơm phức mùi bơ do nhà “trồng”, niềm vui đầu Xuân có lẽ sẽ càng được nhân lên gấp bội.

Xem thêm >>
chơi với con

Cùng con làm: Bánh Muffin Trà Xanh

3:12 PM

Tổng thời gian chuẩn bị: 15 phút+

Thời gian nướng: 25 phút/ lần

Nhiệt độ nướng: 180 độ

Khẩu phẩn: 8-10 cái

  • 50gr bột mì đa dụng
  • 5gr bột trà xanh
  • 65gr đường
  • 1 muỗng cà phê bột nở
  • 256gr bộ da dụng
  • 110ml sữa tươi không đường
  • 40gr dầu ăn hoặc thay bằng 40ml bơ đun chảy để bánh thơm hơn
  • 1 trứng gà ở nhiệt độ phòng
  • 2gr muối
  • 1.5ml tinh chất vani - không bắt buộc
  • 5-10gr hạnh nhân lát hoặc có thể thay thế bằng choco chip hoặc các loại hạt khác

Các loại bánh ngọt luôn là món ăn yêu thích của người bạn nhỏ. Muffin là một trong những loại bánh ngọt khá phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Muffin là quick bread (bánh mỳ làm nhanh) Vì là bánh mỳ nên Muffin không được nhẹ và mềm mịn như bánh bông lan mà “đặc” và nặng hơn cupcake hay được trang trí với các loại kem bơ, còn Muffin thì tuy có thể ăn kèm với các loại kem bơ nhưng thường là chỉ trét lên bề mặt thôi chứ không trang trí thành hình hoa lá xoắn ốc đẹp & điệu như cupcake. Một điểm khác biệt nữa là rất nhiều công thức Muffin sử dụng dầu ăn chiết xuất từ thực vật để thay cho bơ, điểm này làm cho Muffin ít ngậy béo hơn cake, nhưng ưu điểm là giảm bớt được nguy cơ “lăn nhanh hơn đi” kể cả có ăn hơi nhiều hơn cần thiết một tí.

Muffin là loại bánh có rất nhiều ưu điểm. Chẳng hạn như là thành phần nguyên liệu để làm Muffin cực kì đa dạng, ngoài đường, bột, trứng ra thì chúng mình có thể tận dụng rất nhiều các loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra nhiều loại Muffin theo sở thích, chẳng hạn như Muffin với hoa quả, với mứt, với các loại hạt khô hay kể cả Muffin nhân mặn (thịt hun khói, xúc xích, rau củ…). Ngoài ra Muffin cũng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không chỉ để tráng miệng mà còn có thể làm đồ điểm tâm, hoặc cho các bữa ăn xế, hoặc đồ ăn nhẹ, hay là mang đi picnic, du lịch, thậm chí để làm cả quà tặng nữa…

Làm muffin thì có mấy bước cơ bản sau đây: (không tính phần chuẩn bị nguyên liệu và cân đong nhé ^.^)

  1. Trộn tất cả các nguyên liệu khô: bột mỳ, bột nở (baking powder), thuốc muối (baking soda), đường, muối, gia vị khô (ví dụ: bột quế), ca cao,…
  2. Trộn tất cả các nguyên liệu ướt: trứng, sữa, dầu ăn (hoặc bơ), sữa chua, nước hoa quả xay…
  3. Trộn 2 hỗn hợp ướt và khô ở trên với nhau.
  4. Đổ bột vừa trộn vào khuôn, mang đi nướng. Và…. Ola… chỉ sau tầm 20 phút thôi là chúng mình sẽ có những cái bánh muffin ấm nóng, xốp, mềm, ẩm, và thơm phức ^^

Và để có được muffin “chuẩn” thì có hai điều cần phải chú ý như sau:

  1. Không được trộn quá tay ở bước 3 (là bước trộn nguyên liệu khô với nguyên liệu ướt). Trộn bột quá kỹ sẽ làm cho bánh bị chai, cứng, nở kém, không đạt được độ xốp mềm như mong muốn và có nhiều ống rỗng trong ruột bánh.

    Kinh nghiệm mà mình rút ra sau mấy mẻ muffin đầu tiên + tham khảo từ sách là sau khi đổ hỗn hợp khô vào hỗn hợp ướt (hoặc ngược lại) thì dùng muôi trộn bột trộn nhẹ nhàng và gọn (lưu ý vét thành và đáy âu). Quá trình trộn này chỉ kéo dài tầm 10-15s . Chỉ cần hỗn hợp bột khô trở thành “không khô nữa” (“tiêu chuẩn” của riêng mình là trong bát không còn nhìn thấy bột màu trắng) là dừng lại luôn. Hỗn hợp bột cuối cùng có thể sẽ lợn cợn, và vón cục nhưng mà kệ nó, sách bảo như thế mới đúng kiểu Đừng cố gắng để có một hỗn hợp bột mịn và mượt (hỏng đấy!!!)

  2. Bột sau khi trộn xong thì đổ vào khuôn và nướng ngay. Bột khô và ướt có thể chuẩn bị trước không vấn đề gì, nhưng sau khi hai thứ này đã được đổ chung vào với nhau rồi, nếu không nướng ngay thì có thể làm cho bánh ở mẻ sau nở kém và không được xốp mềm như mong muốn. Cho nên chẳng hạn nếu muốn làm nhiều thì tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị sẵn hai hỗn hợp khô và ướt, nướng xong mẻ đầu tiên rồi mới trộn và nướng tiếp mẻ thứ hai.

Cách làm

  • Làm nóng lò ở 180 độ C trong 10 phút
  • Rây bột mì, bột trà xanh matcha, bột nở và muối vào âu trộn. Cho đường vào âu trộn vừa rây, trộn đều.
  • Trứng gà đánh tan, cho sữa tươi, dầu ăn và tinh chất vanilla vào âu trứng đánh tan. Khuấy đều đến khi các nguyên liệu hoà quyện
  • Chia hỗn hợp bột thành 2-3 phần, lần lượt cho từng phần vào âu, trộn đều đến khi không còn thấy bột khô trong âu

Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong 20 phút. Thử bánh chín bằng cách cắm một que tăm vào giữa bánh, nếu rút lên thấy que sạch khô là bánh chín. Bỏ bánh ra rack cho nguội. Bảo quản trong hộp kín. Bánh để được 2-3 ngày. Nếu để tủ lạnh thì trước khi ăn các bạn có thể quay trong lò vi sóng khoảng 20-30s. Enjoy!!!

Xem thêm >>
chơi với con

Công Viên Khủng Long Terassic

5:31 PM

Công viên khủng long Terassic là nơi rất thú vị để gia đình có thể khám phá vào ngày cuối tuần. Với nhiều mô hình khủng long với kích thước lớn, bé sẽ rất yêu thích

Giờ mở cửa công viên

Thứ 2, 3, 4, 5 - từ 15h đến 22h
Thứ 6, 7, Chủ Nhật và Ngày Lễ - từ 9h đến 22h

Giá Vé

- Giá vé từ thứ 2 - thứ 5 là 60.000 VNĐ/người
- Giá vé từ thứ 6 - chủ nhật và các ngày lễ là 90.000 VNĐ/người
- Miễn phí cho bé có chiều cao dưới 1m

Địa chỉ: 

19 Đào Trinh Nhất/ Phạm Văn Đồng, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh


Xem thêm >>
chơi với con

Cùng con làm: COOKIES DƯA HẤU

1:22 PM

Tổng thời gian chuẩn bị: 25 phút+

Thời gian nướng: 10 phút/ lần

Nhiệt độ nướng: 165-170 độ

  • 185gr bơ lạt, để nhiệt độ phòng cho mềm
  • 150gr đường
  • 1 quả trứng to (55-60gr), đnhiệt độ phòng
  • ½ muỗng cà phê chiết xuất hương hạnh nhân
  • 256gr bộ da dụng
  • ¼ muỗng cà phê bột nở
  • 1/8 muỗng cà phê muối
  • Màu thực phẩm: đỏ và xanh lá
  • 45gr sô cô la chíp hoặc nho khô, cắt nhỏ
  • 1 cà phê hạt mè đen (nếu có)
  • Để bơ và đường vào tô lớn, dùng máy đánh trứng cho đến khi bông xốp và chuyển sang màu vàng nhạt. Tiếp theo cho trứng và chiết xuất hạnh nhân vào hỗn hợp bơ đường.
  • Trong một tô khác, trộn đều bột mì, bột nở và muối và tiếp tục trộn hỗn hợp bột vào hỗn hợp bơ. Không nên trộn lâu nhé. Chia hỗn hợp trên thành 5 phần theo tỉ lệ. Phần màu vàng – 1 phần hỗn hợp bột. Phần màu đỏ: 3 phần hỗn hợp bột + màu đỏ thực phẩm, cuộn tròn tạo thành hình trụ. Phẩn màu xanh lá – 1 phần nhiều hơn hỗn hợp bột vàng + màu xanh lá thực phẩm. Bọc từng phần bột và cho tất cả bột vào tủ lạnh cho đến khi bột cứng.
  • Khi bột màu đỏ cứng, đem bột màu xanh và màu vàng cán thành hình chữ nhật cùng chiều dài với bột màu đỏ - bột màu đỏ không cán nhé. Lần lượt để bột màu xanh dưới dùng, đến để bột màu vàng, và cuối cùng là bột màu đỏ cuộn lại và để qua đêm, hoặc để tủ đông ít nhất 2 tiếng.
  • Làm nóng lò ở nhiệt độ 165-170 độ C. Đem bột trụ tròn cắt dọc và cắt từng lát mỏng (khoảng 5-6.5cm). Có thể gắn sô cô la chip hoặc hạt mè lên bánh.
  • Cho bánh vào lò nướng khoảng 10-12 phút. Muốn giòn hơn thì có thể sấy thêm 15 phút nhiệt độ 100.

Giá trị dinh dưỡng
1 chiếc bánh quy: 82 calo, 4g chất béo (2g chất béo bão hòa), 16mg cholesterol, 52mg natri, 11g carbohydrate (5g đường, 0 chất xơ), 1g protein.

Xem thêm >>
chơi với con

Con bạn đã đến Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM chưa?

2:57 PM


Ba mẹ nào ở Sài Gòn chưa biết thứ 7 - chủ nhật dẫn các bé đi đâu chơi thì ghé qua Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM nhen.

Ba mẹ làm cho bé cái thẻ thư viện (miễn phí cho trẻ dưới 16 tuổi) để có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động ở S.Hub Kids. Ngoài việc thỏa thích đọc hàng ngàn đầu sách thiếu nhi miễn phí tại thư viện mỗi ngày, mỗi thứ 7-CN hàng tuần còn có các hoạt động về Khoa học vui, Robotics, Thiên văn học được các cô chú hướng dẫn nhiệt tình, bé nào cũng mê tít.

Mách nhỏ: Giờ mở cửa thư viện là 8h từ thứ 2-thứ 5, riêng thứ 7 - CN mở cửa từ 9h. Thứ 6 & ngày lễ nghỉ.

Đến tầm 9h45 trở đi, ta nói đông không tưởng. Nên nếu có ý định dẫn bé đến chơi, ba mẹ tranh thủ đi sớm ngay giờ mở cửa để đỡ đông hen.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con

9:09 AM

Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như "Con thật là hư" hay "Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy"… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.


1. "Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ"

Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham - Hoa Kỳ) khẳng định: "Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa".

Xem thêm >>
chăm sóc bé

9 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

10:21 PM

Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Nhiều cha mẹ sẽ “phi thẳng” đến hiệu thuốc gần nhà mỗi khi con mình sụt sịt, nhưng hầu hết các loại thuốc trị ho và cảm đều không an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi, không có tác dụng hoặc gây hại cho trẻ dưới 6 tuổi. Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Tuy nhiên mỗi trận ốm thường kéo dài nhiều ngày, không có biện pháp nào dưới đây giảm ngắn thời gian bệnh cả, nhưng chúng sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn. 


1. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều 
Khi trẻ bị ốm, chúng phải tốn nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh, và điều đó có thể khiến một đứa trẻ (thậm chí là cả người lớn) mệt nhoài. Do đó nếu bé được nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ hồi phục. Các nghiên cứu cho rằng, stress cũng khiến con người nhiễm bệnh. Nếu con bạn đang stress trầm trọng (Vì việc học tập hay bạn bè, hoặc chuyện gì đó ở nhà), nghỉ ngơi cũng là một cách chữa bệnh. Bạn cần bố trí một nơi thoải mái để bé nghỉ ngơi và những thứ khiến bé thích thú. Giường không nhất thiết là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi. Nhiều khi chuyển địa điểm cũng có tác dụng. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi trong vườn hoặc ngoài hiên. Đôi khi, dựng một túp lều trong nhà sẽ giúp bé vui hơn. Nếu bé không thể nghỉ ngơi, hãy đọc truyện cho bé trong vòng tay của mình. Hoặc cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè. 

2. Tạo bầu không khí có độ ẩm thích hợp 

Khi bé bị ốm, hít thở không khí ẩm sẽ giúp mũi bé đỡ bị nghẹt mũi hơn. Tắm nước ấm còn có tác dụng thư giãn. Mẹ nên đặt một chiếc máy làm ẩm, máy phun sương trong phòng của bé. Cho bé xông hơi trong phòng tắm. Với trẻ trên hai tuổi, hãy thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hoặc nước xông, có thể giúp bé bớt đau nhức. 

3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi 

Nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Với trẻ sơ sinh, bầu hút mũi rất tiện dụng khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ. Khi nhà có con nhỏ, bạn nên sắm một chiếc hút mũi, và luôn có sẵn nước muối sinh lý trong nhà. Bạn có thể mua nước muối nhỏ mũi ở hiệu thuốc hoặc tự làm. Cách làm như sau: Hòa tan khoảng ½ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Giữ trong lọ thủy tinh sạch sẽ. Chỉ giữ dung dịch trong vòng một ngày. Cách hút mũi cho bé: - Ngửa đầu bé ra sau hoặc đặt bé nằm ngửa với một chiếc khăn đặt sau đầu. Nhỏ 2 -3 giọt nước muối vào một bên mũi. Giữ đầu bé ngửa khoảng 30 giây (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh). - Bóp bầu hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ mũi. Bạn có thể nhẹ nhàng bịt lỗ mũi kia bằng ngón tay để tăng hiệu quả. - Nhẹ nhàng thả bầu hút mũi để hút chất nhầy. - Lấy bầu hút mũi ra và vệ sinh bầu hút mũi bằng khăn giấy. - Lặp lại với mũi bên kia. Chú ý: - Không hút mũi nhiều lần trong ngày, việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi. - Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày, mũi bé sẽ khô dần theo thời gian. - Không nhất thiết phải dùng nước muối khi dùng bầu hút mũi. - Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra. - Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ. 3. Xoa dầu (Áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi) Xoa dầu có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hồi bé chắc hẳn các bạn cũng được mẹ mình xoa dầu gió, dầu bạc hà mỗi khi bị ốm. Tuy vậy xoa dầu không giúp thông mũi, nhưng sẽ làm cho bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh. Có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ, trước khi dùng cho con bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Chú ý: Không xoa dầu vào vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương của bé. Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt. 

4. Bổ sung nước (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng) 

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi. Nước lọc rất tốt, nhưng bé có thể không thích cho lắm. Trong trường hợp này mẹ hãy cho bé thử nước hoa quả và thức uống dinh dưỡng khác. Chú ý: Duy trì sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. 

5. Súp gà và thức uống ấm khác (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt. Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.

 6. Nâng đầu (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng) 

Nâng đầu khi bé ngủ sẽ giúp bé thở dễ dàng và thoải mái hơn. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nếu bé ngủ trên giường, bạn có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái hơn. Chú ý: Không nên lạm dụng cách này. Nếu bé ngủ không yên, bé sẽ lộn đầu xuống chân và chân lên đầu, như vậy chân sẽ cao hơn đầu và cách này không có tác dụng. 

7. Mật ong (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng) 

Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mật ong thường đông cứng ở nhiệt độ phòng. Để làm lỏng mật ong, hãy ngâm chai mật ong trong nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Mẹ có thể cho bé uống ½ - 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối. Chú ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong. 

8. Xì mũi (Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi)

Vệ sinh nước mũi giúp bé thở và ngủ dễ dàng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nhiều trẻ không biết xì mũi cho đến 4 tuổi, nhưng việc này có thể làm từ lúc lên 2. Cách dạy trẻ xì mũi: - Hãy làm mẫu cho trẻ. Đối với nhiều đứa trẻ, như vậy là đủ. - Hãy giải thích xì mũi là “ngược lại của ngửi”. - Bảo bé cách bịt một bên mũi và xì qua bên còn lại. Một chiếc gương và khăn giấy dưới mũi có thể giúp bé nhìn rõ hơi thở của mình. - Bảo bé hãy xì nhẹ nhàng. Xì quá mạnh có thể làm đau tai bé. Hãy cho bé một túi khăn giấy ngộ nghĩnh. - Dạy bé hãy vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sau khi xì mũi. - Không được để bé dụi mắt sau khi xì mũi. Nếu mũi bé bị đau vì sụt sịt, hãy bôi ít thuốc mỡ an toàn cho trẻ lên mũi bé. 

9. Súc miệng bằng nước muối (Áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi) 

Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau. Phương pháp này cũng giúp rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày khi con bạn bị bệnh. Con bạn phải đủ tuổi để biết cách súc miệng. Nhiều trẻ phải đến khi đi học mới biết súc miệng. Nhưng một số trẻ biết súc miệng từ sớm hơn. Cách dạy bé súc miệng:
 - Thực hành với nước sạch.
 - Bảo bé ngẩng đầu lên và cố gắng giữ nước ở cổ họng mà không nuốt. 
- Một khi bé thành thạo, hãy cho bé thử tạo tiếng với cổ họng. Bạn hãy làm mẫu để bé biết âm thanh như thế nào. 
- Dạy bé nhổ nước ra.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Cho con bú và những điều cực hiếm người biết

8:19 AM


Không cần phải ăn quá nhiều như các bác sĩ dinh dưỡng vẫn khuyên, thậm chí có thể uống một chút rượu khi đang cho con bú...


1. Bạn không cần ăn nhiều như bạn vẫn tưởng


“Cơ thể có khả năng tạo ra nguồn sữa mẹ hoàn hảo”, T.S. Laura Viehmann, giảng viên Nhi khoa tại trường y Warren Alpert, thuộc đại học Brown, Providence, Mỹ khẳng định.

Ăn nhiều chỉ giúp bạn tròn quay chứ thực chất không ảnh hướng tới việc sản xuất sữa. Do vậy, bạn đừng cảm thấy tội lỗi với con vì hôm nay ăn ít hơn hôm qua một bát cơm, hay chẳng may ăn hết 2 gói bim bim một lúc.

Bạn chỉ cần tăng lượng rau trong bữa ăn là có thể cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. T.S. Laura Viehmann cũng cho biết việc nhâm nhi 1 cốc cà phê hay thi thoảng uống một cốc rượu cũng không ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa.

Chỉ lần lưu ý nhỏ, sau khi uống nước có cồn, ít nhất 1 tiếng sau mới cho con bú.


Cơ thể có khả năng tạo ra nguồn sữa mẹ hoàn hảo. (Ảnh minh họa)

2. Có những cơn co thắt ở vùng bụng

Thỉnh thoảng khi cho con bú bạn có thể thấy vùng bụng dưới đau nhẹ. T.S., bác sĩ Nhi khoa Laura Jana, cho biết: “Khi cho con bú, cơ thể tiết ra hormone oxytocin để khích thích sữa chảy về đầu vú đồng thời khích thích tử cung co bóp, giảm nguy cơ xuất huyết tử cung”. Vì vậy, đây là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể bạn đang hồi phục tự nhiên sau khi sinh.

Một vài chuyên gia cho rằng càng những lần đẻ sau, các cơn co sẽ càng nhiều hơn khi cho con bú vì tử cung của bạn càng to sau mỗi lần mang bầu.

3. Sữa mẹ trông không giống sữa bò

Thậm chí, sữa mẹ còn thay đổi theo từng giai đoạn vì thành phần sữa thay đổi theo nhu cầu dinh dưỡng của em bé. Ban đầu, sữa mẹ dính, màu vàng nhạt, lúc này gọi là sữa non và chứa nhiều protein.

Vài ngày sau, sữa non được thay thế bằng sữa mẹ thông thường. Thời điểm này, nếu bạn để sữa vào tủ lạnh, sẽ thấy sữa chia thành 2 phần:

- Foremilk: mỏng, lỏng, màu trắng xanh cực nhạt, thường ở dưới đáy bình.

- Hindmilk: dày hơn, đặc hơn và nhiều chất béo hơn. Có phần đặc nhất như váng sữa, ở trên bề mặt.




4. Ít ham muốn tình dục hơn

“Lượng estrogen có xu hướng giảm ở những phụ nữ đang cho con bú, khiến họ khô âm đạo, ít ham muốn hơn lúc trước” – Jessica Goldman, một điều dưỡng viên ở Brooklyn cho biết. Ngoài ra, cảm giác đau ngực, ngại ngùng sữa sẽ chảy ra nếu bị chồng kích thích cũng khiến họ bớt hứng thú với chuyện chăn gối.

Đây là lúc các quý ông nên chú ý tới những điểm khác trên cơ thể của vợ. Mọi thứ cần được tiến hành chậm rãi, thư giãn. Các bà vợ nên nói cho chồng biết mình thích gì, không thích gì khi “vào cuộc”. Có thể “chống chỉ định” vùng ngực với chồng hay mặc áo ngực để tránh sữa tràn ra khiến bạn ngượng ngùng.

5. Bạn cảm thấy cực buồn chán

Việc cho con bú sẽ lấy của bạn ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Cứ lặp đi lặp lại ngày 8 – 12 lần mỗi ngày.

Ban ngày bạn có thể “lượn lờ” facebook, hay “tha thẩn” ở các trang mua bán online để bớt buồn chán lúc cho con bú.

Nhưng đêm đến là cả vấn đề. Bạn phải cho bé bú mà không được bật tivi hay bật đèn. Vì bé cần nhận biết sự khác biệt giữa đêm và ngày. Còn bạn thì ngáp ngắn ngáp dài, có khi ngủ béng lúc nào không hay.

Khi cho con bú, nến bạn thấy ngực bị đau tức quá lâu kèm theo đầu vú bị nứt, hãy đến gặp bác sĩ. (Ảnh minh họa)

6. Ngực bị đau

Thời gian đầu khi cho con bú, ngực của bạn sẽ bị đau. Nhưng nếu đau tức quá lâu hoặc đầu vú bạn bị tổn thương (nứt, chảy máu) thì bạn nên đi bác sĩ thăm khám. Có thể bạn bị tắc tia sữa hoặc nứt mào gà.

Ngoài ra, nếu bạn không biết sử dụng máy hút sữa đúng cách, chúng cũng làm cho bạn bị đau. Không phải cứ tăng nấc là bạn sẽ tiết kiệm thời gian hút sữa. Bạn nên cài chế độ từ nhẹ đến mạnh để tránh làm tổn thương ngực.

7. Chồng có thể thích ngực của bạn hơn trước đây

Bạn thì lúc nào cũng có cảm giác mình như một con bò sữa. Trong khi chồng của bạn lại thấy vợ mình thật gợi cảm với bộ ngực quá khổ.

Đặc biệt, với đa phần phụ nữ Việt Nam ngực nhỏ, thì giai đoạn vợ có bầu sẽ là trải nghiệm thú vị của các ông chồng. Dĩ nhiên, những vết rạn chẳng chịt có thể khiến cánh đàn ông giảm hứng thú đi đôi chút
.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách

6:48 PM

Cho con bú là bản năng của mẹ nhưng không có nghĩa là dễ dàng, nhất là với những người làm mẹ lần đầu.

Hãy tham khảo sách báo, tài liệu, video, lớp học tiền sản, kinh nghiệm từ những người mẹ khác... về việc cho con bú mẹ trước khi em bé chào đời.


Để bé bú mẹ thành công, bạn có thể dùng một chiếc gối hỗ trợ cho con bú, giúp tư thế bú mẹ được chính xác.

Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 1

Hãy hỏi các chuyên gia như bác sĩ, y tá... ở bệnh viện hoặc nơi bạn sinh con về cách cho bé ti mẹ.

Biết dấu hiệu bé bám ti mẹ đúng là chìa khóa giúp cho con bú mẹ thành công. Miệng của bé phải mở đủ rộng (giống miệng con cá) và bao quanh quầng vú mẹ.

Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 2

Đừng bỏ phí sữa non. Dinh dưỡng trong sữa non thực sự tốt cho bé trong những ngày đầu đời. Đừng lo lắng vì sữa non cũng giúp bé đủ no.

Có thể đánh dấu vào lịch thời điểm cho bú, bé bú trong bao lâu và bú lần cuối bên ngực nào.

Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 3

Nhớ vỗ ợ hơi cho bé. Bạn vỗ nhẹ vào lưng bé sau khi bé bú xong, giúp bé tránh được đầy hơi, trớ sữa.

Đảm bảo mẹ ăn đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Bé có nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hay không phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của mẹ.

Cho con bú có thể hơi ngượng nghịu và làm mẹ bị đau, nhất là mấy ngày đầu. Thử chườm khăn ấm để làm dịu bầu ngực mẹ đang căng, đau.

Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 4

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Làm gì khi bé sốt bất thường?

11:43 AM

Sớm phát hiện bệnh
Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ không thể giãn nở dễ dàng nên khiến trẻ bị thiếu oxy và cần thở nhanh hơn để bù đắp lại sự thiếu hụt này. Do đó, theo WHO, cách tốt nhất để chẩn đoán sớm khi trẻ bị viêm phổi là đếm nhịp thở trong một phút bằng một chiếc đồng hồ có kim giây đơn giản. Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong tròn một phút, khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh, tốt nhất là khi ngủ vì khi vận động, quấy khóc, nhịp thở của trẻ thường tăng nhanh. Gọi là thở nhanh khi: Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng. 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng. 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi. Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay. Ngoài ra, khi trẻ hô hấp mà bụng phải hóp vào sâu khi hít vào, hoặc trẻ có triệu chứng sốt cao, lạnh chân tay, co giật… thì bệnh đã khá nặng, cần phải đưa ngay đến các cơ sở Y tế để cấp cứu và điều trị. Đặc điểm trẻ mắc bệnh viêm phổi cấp thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, hoặc hình ảnh X-quang không cho thấy tổn thương phổi. Cha mẹ thường chủ quan trong việc khám và điều trị cho con, khiến bệnh trở nặng và không ít trẻ đã tử vong. Trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc trung bình, ho dai dẳng; nhưng có trẻ lại suy hô hấp rất nhanh. Chính điều này làm cho cả bác sĩ và cha mẹ dễ chủ quan, không đánh giá hết tình trạng bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh không tương xứng với hình ảnh X-quang phổi. Ở một số trẻ, hình ảnh X-quang cho thấy phổi tổn thương nặng, trẻ thở nhanh, co lõm ngực, nhưng vẻ mặt ngoài lại bình thường. Những trẻ khác có biểu hiện bên ngoài rất nặng nhưng hình ảnh X-quang phổi lại không có tổn thương đáng kể. Để phát hiện sớm viêm phổi cấp các bậc cha mẹ đưa con đi khám ngay khi thấy trẻ sốt  khác thường, bỏ bú, bỏ ăn, khó thở, thở bất thường.

Sốt có nguy hiểm?
Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C. Gọi là sốt khi nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38 độ C. Nhiệt độ đo ở các vị trí khác trên cơ thể thường thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn. Vì vậy, nếu nhiệt độ ở nách đo được từ 37,5 độ C trở lên là có sốt. Sốt có các mức độ: từ 37,5 – 37,9 độ C gọi là sốt nhẹ, từ 38 – 38,5 độ C là sốt vừa, trên 38,5 độ C là sốt cao (phân độ này có thể thay đổi nhưng không đáng kể). Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm vì làm cho virus hay vi trùng không có điều kiện sinh sản và chết, nghĩa là góp phần tiêu diệt nguồn bệnh khiến nhanh hết bệnh. Do đó, sốt là một dấu hiệu chứng tỏ cơ thể còn khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Trẻ suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch nặng có thể không sốt dù có bệnh.


Cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi thấy trẻ sốt khác thường.
Tuy nhiên, nếu sốt cao quá thì lại có tác động ngược, có hại cho cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ có khả năng điều nhiệt kém. Nhiệt độ tăng cao có thể làm trẻ co giật, nặng hơn là làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn hoạt động và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều bị co giật khi sốt cao mà chỉ xảy ra ở những trẻ có não nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Các trường hợp này thường có tính gia đình, nghĩa là nếu có người thân đã bị sốt cao co giật thì trẻ cũng dễ bị như thế. Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Có 2 nguyên nhân chính gây ra sốt: 1/ Các bệnh nhiễm: Sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Phần lớn các trường hợp sốt ở trẻ em là do bệnh nhiễm. 2/ Các bệnh không phải bệnh nhiễm: Bệnh tự miễn, say nắng, thiếu nước, tác dụng phụ của thuốc, ung thư, rối loạn trung tâm điều nhiệt của cơ thể. Nếu trẻ sốt trên hai ngày phải đưa đi khám, uống thuốc theo toa bác sĩ, uống nhiều nước, ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng, dễ tiêu và tái khám theo lịch hẹn bác sĩ. Cần để ý những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng như đau bụng bứt rứt lăn lộn, chảy máu cam, máu răng, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, ói ra máu, đi cầu phân đen để kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu.

Sốt không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau.
Làm gì khi trẻ bị sốt?
Lau trẻ với nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ C, mỗi 30 phút kiểm tra lại nhiệt độ cho đến khi nhiệt độ của trẻ = 38 độ C thì ngưng lau, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm trẻ. Dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt an toàn là paracetamol với nguyên tắc sử dụng như sau: không cho hơn 6 lần/một ngày, không cho hơn 60mg/kg cân nặng một ngày, không cho hơn 15mg/kg cân nặng/mỗi lần, khoảng cách giữa 2 lần cho thuốc ít nhất là 4 giờ. Nếu sử dụng thuốc bằng cả đường uống và đặt hậu môn, nếu sử dụng nhiều thuốc có tên khác nhau nhưng đều là paracetamol thì tổng cộng 2 đường dùng với các thuốc nêu trên cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Nếu không, trẻ có thể bị ngộ độc dẫn đến suy gan, suy thận.
BS Trần Phủ Mạnh Siêu

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Có nên đóng kín của phòng bé khi trời lạnh?

9:36 PM

Trời chở lạnh, các mẹ có xu hướng thường đóng kín cửa phòng cho ấm nhất là phòng của bé. Điều này khiến phòng trở nên ngột ngạt, thiếu khí, khô hanh, là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh và điều đó làm trẻ rất dễ bị bệnh.

Môi trường phát triển tốt cho vi khuẩn là trong phòng kín

Phòng kín mít, sử dụng quạt sưởi hay điều hoà hai chiều khiến căn phòng trở nên ấm cúng và làm mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn phát triển. Nhất là nhà có nhiều người, hay có người bị cúm thì virus rất dễ lây sang trẻ.



Không khí trong phòng khô hanh

Khi bạn sử dụng các thiết bị sưởi ấm, không khí sẽ trở nên rất khô hanh. Và điều này có tác động xấu tới sức khỏe của bé. Không khí khô làm giảm chức năng của các màng nhầy ở mũi khiến trẻ dễ bị cảm và nhiễm các loại virus khác.
Không khí khô còn làm nặng thêm các bệnh như hen suyễn, dị ứng, viêm tắc thanh quản ở bé. Một số trường hợp, bé bị cúm là do phản ứng với bụi, nấm và các chất ô nhiễm khác trong căn phòng quá khô và cũ. Bạn có thể kiểm tra không khí trong phòng có khô hay không bằng cách xem làn da và bàn tay của bé có bị khô, ngứa và kích ứng không.

Đóng của khiến chất lượng không khí kém

Ít thông gió khiến chất lượng không khí trong phòng của bé giảm sút, giảm oxy. Cộng thêm nhiều chất gây ô nhiễm tiềm năng và các chất kích thích trong hầu hết các nhà( các thiết bị sưởi, thảm, các chất tẩy rửa, rèm cửa...). Có chất bạn có thể ngửi thấy nhưng cũng có chất không phát ra mùi. Nguy hiểm nhất trong số này là khí carbon monoxide (mức thấp cũng có thể ảnh hưởng xấu tới bé). Khí này là do sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (gỗ, than đá, dầu, khí đốt...) thường do các thiết bị sưởi bị lỗi hoặc hỏng hóc. Ngộ độc khí này càng nguy hiểm hơn vào mùa đông khi bạn cho bé nằm sưởi trong căn phòng kín, khiến khí độc không thoát được ra ngoài.

Vậy làm sao để khắc phục?
  • Giữ ẩm: Nếu bạn dùng thiết bị sưởi cho phòng của bé thì bạn cũng nên chú ý tới thiết bị giữ ẩm. Bạn có thể đặt bát nước nhỏ (hoặc cái khăn ẩm) trước thiết bị sưởi trong phòng bé. Nếu không khí vẫn cực kỳ khô hoặc con của bạn khó thở, bạn nên cân nhắc mua một máy tạo độ ẩm không khí. Không khí khô và ấm trong nhà cũng khiến bé nhanh bị mất nước. Do đó, nên cho bé bú (hoặc uống nước) thường xuyên ngay cả khi bé không khát.
  • Nói không với khói thuốc lá: Không nên cho người thân (khách) hút thuốc trong nhà vì nó ảnh hưởng xấu tới bé.
  • Mở cửa sổ khi có thể: Nếu thời tiết tốt, bạn nên mở cửa phòng của bé để không khí lưu thông.
  • Nếu dùng điều hòa 2 chiều: Nên chỉnh nhiệt độ ở chế độ mát, không nên quá ấm. Phạm vi phù hợp là khoảng 20-21ºC. Thường xuyên vệ sinh điều hoà.
  • Ngăn lây bệnh: Nếu bạn (hay người nhà) bị cúm thì nên cẩn thận khi ho (hắt hơi) nếu có bé ở gần đó.
  • Bảo vệ bé chống lại khí carbon monoxide: Hãy chắc chắn các thiết bị sưởi được cài đặt đúng và thường xuyên kiểm tra để phát hiện hỏng hóc.
  • Kiểm tra các dung dịch tẩy rửa: Nhiều sản phẩm tẩy rửa (làm sạch) chứa nhiều chất kích thích, dù không mùi. Khi nhà có con mọn, bạn nên chuyển sang các chất tẩy rửa dịu nhẹ, làm bằng thành phần tự nhiên. Nhớ là cần để chúng xa tầm tay bé.
  • Không xịt nước hoa trong nhà: Nước hoa, dung dịch làm thơm phòng, nến tạo mùi thơm tất cả đều làm ô nhiễm không khí trong phòng, nhất là khi có con nhỏ.
  • Trồng vài cây cảnh: Cây cảnh mang lại lợi ích kép cho không khí (tạo độ ẩm và giải phóng oxy). Nhưng cần chọn loại cây cảnh không độc.
  • Vệ sinh: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, rửa tay bạn và tay con bạn với xà phòng và nước ấm.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Làm sao đắp chăn cho con? - CHUYỆN KHÔNG PHẢI MẸ NÀO CŨNG BIẾT.

8:10 AM

Bé nhà mình nằm ngủ cứ đắp chăn một chút là bé đạp chăng ra, nhiều khi mình đã cuốn cứng rồi mà vẫn bị đạp. Thật là nhức đầu. 


Trời đã trở lạnh rồi, nhất là mấy hôm nay, khi những cơn mưa bão liên tục tràn về, chẳng mẹ nào an tâm mà ngủ cho được. Trẻ nhỏ khi ngủ thường có xu hướng đạp chăn ra ngoài, lăn lộn lung tung trong giường và kết quả là, bé thường bị lạnh cóng, tím tái chân tay mà chẳng hề biết cách tự đắp chăn lại cho mình. Lo lắng cho con, trước đây, em hầu như chẳng đêm nào ngon giấc. Cứ được 1,2 tiếng lại bật dậy một lần để kiếm tra chăn cho Bống. Đắp chăn cho con em không chỉ lo bé đạp tung ra dẫn đến bị lạnh mà còn sợ bé sẽ tung chăn vào mặt và gây ngạt rất nguy hiểm. Vậy nhưng nếu không đắp cho bé mà để con mặc nhiều quần áo đi ngủ cũng không phải là cách hay. Trẻ sẽ khó cựa quậy, dẫn đến ngủ không sâu. Mồ hôi cũng không thoát ra được và rất có thể sẽ ngấm ngược trở lại cơ thể, gây “lợi bất cập hại”.

Cùng chung nỗi lo lắng này với em là rất nhiều các ông bố bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là vào những ngày mùa đông sắp gõ cửa. Em đã tìm hiểu và tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của các bà, các mẹ để rút ra những “tuyệt chiêu” cực hay để ứng phó với tật thích tung chăn và “đi du lịch trên giường” của con. Nhờ có nó mà suốt 2 năm nay, chưa một lần Bống bị cảm lạnh hay viêm họng do ngủ ban đêm bị nhiễm lạnh. Em xin mach với chị em những kinh nghiệm của bản thân trong việc đắp chăn cho con mùa đông

Đắp chăn cho trẻ 3 tháng

Ngày Bống còn bé mới chỉ biết lật lẫy, em và ông xã đã quyết định “đầu tư” cho Bống một cái túi ngủ rất xinh xắn. Từ ngày sắm túi ngủ, em không còn giật mình thon thót lúc nửa đêm vì sợ con bị lạnh, cô nàng tha hồ ngọ nguậy cũng chẳng chệch ra bên ngoài được. Để chắc ăn, em còn sắm hẳn hai loại túi ngủ: loại mỏng (một lớp) dành cho những ngày trời không quá lạnh, loại dày bằng lông hay bông dành cho những ngày trời rét đậm. Nhìn con yêu ngủ say trong chiếc túi ngủ màu hồng hình con gấu trông đáng yêu không tả xiết. Vậy nhưng biện pháp này cũng chỉ hữu hiệu được một thời gian.

Đắp chăn cho trẻ 6 tháng

Khi Bống lớn lên, con ngày càng thích quay lộn lung tung trên giường. Cân nặng tăng lên cũng đồng thời khiến chiếc túi ngủ trở nên vô cùng chật chội. Ông xã em đề ra ý tưởng thay túi ngủ bằng ngay một chiếc vỏ chăn có khóa kéo của hai vợ chồng. Giờ ngủ, em kéo khóa vỏ chăn và đặt bé ở bên trong. Khi ấy cái vỏ chăn giống như một chiếc túi ngủ mà Bống chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên con tha hồ xoay người. Chiếc vỏ chăn có tác dụng thêm được một thời gian thì cũng phải “ra đi”.

Đắp chăn cho trẻ 9 tháng

Đến giai đoạn đã bắt đầu vô cùng nhạy cảm, lại ham nghịch ngợm, Bống dứt khoát không chịu để bố mẹ đặt trong túi ngủ hay vỏ chăn. Em bắt đầu chuyển sang cho con mặc pajama khi đi ngủ. Bống đã lớn và mặc những bộ đồ này cũng rất đáng yêu. Nếu là pajama rời, em luôn chú ý có thể quấn thêm cho Bống một cái khăn mỏng vào bụng để tránh bé bị lật áo. Ngoài ra, để tiện nhất, em luôn thích sắm cho bé bộ pajama liên thân như vậy em không bao giờ lo con bị hở bụng. Tuy nhiên, dù loại quần áo nào, em cũng luôn lưu ý chọn loại bằng chất cotton, thấm mồ hôi, để bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đi ngủ. Ngoài ra, đối với áo, chị em cũng nên lưu ý chọn loại áo có tay dài trùm được kín bàn tay bé. Như vậy con sẽ ấm hơn và không lo bị hở tay. Đối với quần, một mẹo nhỏ cho mẹ, đó là chọn loại quần liền tất hoặc quần có ống bo gấu sẽ kín gió hơn.

Đắp chăn cho trẻ 1 tuổi

Khi Bống được trên một tuổi, em vẫn duy trì thói quen cho bé mặc đồ cotton kín đi ngủ rồi mới đắp thêm một lớp chăn mỏng. Tuy nhiên, chú ý điều chỉnh trang phục của bé cho phù hợp với từng thời điểm trong ngày, lúc ở nhà, hay khi đi học. Ngoài ra, với những hôm trời gió mùa Đông Bắc lạnh về, em cũng có xoa thêm cho bé chút dầu khuynh diệp vào ngực, lòng bàn chân, bàn tay, và trước mũi cho con trước khi đi ngủ.

Nhiệt độ trong phòng từ khi có máy sưởi cũng không còn quá lạnh như những ngày xưa. Tuy nhiên, em luôn chú ý để một chậu nước ở trong phòng để tránh làm khô da con và giữ ẩm cho không khí. Quan trọng nhất là phòng ngủ của con phải kín, không có gió lùa. Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.

ST

Xem thêm >>
chơi với con

Có nên cho trẻ đeo bạc tránh gió?

3:45 PM

Một độc giả chia sẻ, nhận được quà của ông bà ngoại là chiếc lắc bạc tặng cháu nhưng mẹ chồng lại phản ứng gay gắt vì cho rằng đeo lắc bạc là lạc hậu: 

Độc giả này nói: "Đáng buồn là, khi bố mẹ đẻ em tặng cho nó cháu, em và bố mẹ đang vui vẻ định đeo lắc bạc vào chân Thỏ thì đúng lúc đây mẹ chồng em xuất hiện. Thấy bố mẹ em định đeo lắc bạc cho Thỏ, mẹ chồng em hét ầm lên rồi chạy ngay vào bế cháu cưng nựng. Bà bảo với mẹ em là "Ngày xưa mới đeo lắc bạc cho con để tránh gió máy thôi. Bây giờ hiện đại rồi, không ai đeo lắc cho trẻ sơ sinh hết. Thỏ nó còn bé thế này, đeo lắc bạc nặng chân, lại dễ bị xước chân lắm." Mẹ đẻ em nghe vậy thì cười vui vẻ bảo thế thôi cất đi, sau cho Thỏ làm "của hồi môn". Vậy nhưng em đã kịp nhìn ra nét buồn thoáng trên gương mặt bố mẹ".

Trao đổi với chúng tôi, PGS – TS Bùi Thị An (Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội) cho biết: “Theo truyền thống từ xưa, trẻ con và cả người lớn vẫn đeo bạc để làm đẹp và một số người quan niệm là để tránh gió độc. Thậm chí, khi thấy vòng bạc đeo bị đen lại thì mọi người nói là có vấn đề về sức khỏe. Trên thế giới, từ thời cổ đại đã có kết luận bạc và ion bạc có thể khử chất độc như nấm, vi khuẩn, virus, dùng bạc để khử độc. Thậm chí, trong cung đình ngày xưa, vua chúa vẫn dùng bạc để làm đũa hay bát nhằm tránh bị bỏ độc”.

Có thông tin nói rằng bạc có tạc dụng tránh gió do khi tác dụng với H2S hay SO2 ở ngoài không khí bạc sẽ bị xỉn màu. Do đó mẹ có thể nhận ra môi trường độc hại thông qua màu sắc của bạc và đưa bé đến chỗ không khí trong lành hơn và bản thân cơ thể chúng ta cũng luôn sản sinh ra H2S do sự phân hủy của Protein (tế bào da chết).

Về thông tin đeo bạc giúp hấp thụ H2S tồn dư, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, PGS – TS Bùi Thị An nhận đinh: “Phản ứng có thể xảy ra nhưng phải có điều kiện mới xảy ra được. Nói chung bạc hay ion bạc có thể tác dụng với một số chất để tạo thành muối nhưng phải có điều kiện phản ứng. Ở điều kiện nhiệt đới với nhiệt độ, độ ẩm thì có thể nhưng là hãn hữu và cũng khó xảy ra. Còn việc vòng bạc, lắc bạc bị đen lại thì chúng tôi giải thích là do bạc hấp thụ một số chất trong đó có thể nhóm nào đó để tạo thành muối. Tuy nhiên, muối đó để gây độc thì khó, tôi chưa biết đến điều này”

Cũng theo PGS – TS Bùi Thị An, cơ chế của bạc có thể khử độc như thế nào phải nghiên cứu. "Tôi cũng chưa nghe trường hợp nào da bị dị ứng do đeo vòng bạc hay lắc bạc. Tất nhiên cũng có thể có người da nhạy cảm nên bị chẳng hạn. Còn bạc nguyên chất, ion bạc, chưa có thông tin nào nói ảnh hưởng sức khỏe con người", PGS, TS Bùi Thị An nói thêm

Chớ ham rẻ

Để mua được vòng bạc hay lắc bạc chất lượng, phụ huynh nên đưa đến các cửa hàng, cửa hiệu có thương hiệu để đặt làm vòng bạc nguyên chất 100%, có kiểm chứng và phiếu bảo hành. Còn vòng bạc giá rẻ, bán trôi nổi ở vỉa hè hay nơi không đáng tin cậy có thể bị pha lẫn tạp chất. Không nên ham rẻ mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu trẻ tỏ ra không thích đeo thì có thể không đeo.


“Bạc thì không gây ảnh hưởng sức khỏe con người nhưng có thể một số nơi sản xuất vòng bạc, lắc bạc trôi nổi, giá quá rẻ đã pha lẫn tạp chất. Trước đây có thể cũng pha nhưng không nghe bất cứ ai bị dị ứng, còn bây giờ có thể pha tạp quá, nguyên tố pha vào thì không ai biết được và không ai lường trước được”, PGS, TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Còn GS chuyên ngành da liễu Đặng Đình Kiềm (Nguyên bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Bạc không gây dị ứng, nhưng trong số hàng vạn người cũng có người vẫn có thể bị dị ứng. Tôi khuyên rằng nếu cha mẹ đeo cho con mà thấy da bé bị đỏ lên thì tốt nhất đừng đeo nữa”.

Tuy nhiên, đeo lắc bạc hay vòng bạc chỉ là một phần nhỏ với công dụng trang trí là chủ yếu. Để trẻ em hay người lớn có sức khỏe thì cần chế độ ăn uống, tập luyện, làm việc phù hợp. Không thể cứ trông chờ vào một công cụ đơn giản như vậy mà ngăn được tất cả mọi chất độc trong môi trường như hiện nay,

Mặt khác, phụ huynh khi sử dụng vòng bạc hay lắc bạc cần lưu ý kiểm tra xem vòng hay lắc có bị cong vênh, có thể gây chầy xước hay không, nếu vòng quá chật thì cần tháo để đảm bảo lưu thông máu được tốt và không cọ xát lên da của trẻ em.

ST

Xem thêm >>
chơi với con

Nên mua giường cũi em bé thế nào?

8:17 AM

Làm sao để chọn được một chiếc giường cũi ưng ý an toàn cho em ? . Một số cách mua giường cũi nôi an toàn cho em bé được nhiều mẹ lựa chọn khi mua cho con yêu một chiếc giường cũi nôi. Hướng dẫn sử dụng nôi cũi an toàn cho bé. 

giường lưới, cũi cho bé yêu
giường cũi tốt giúp bé có giấc ngủ sâu

An toàn: Đây là tiêu chí quan trọng được đặt lên hàng đầu khi chọn mua nôi cũi

Nhịp đưa (rung): chọn giường cũi có nhịp đưa đều, êm, không giật cục để đảm bảo giấc ngủ sâu cho bé. Đây là điều kiện tốt, giúp bé phát triển trí não lẫn thể chất.

Độ vững: Nên chọn loại giường cũi vững chắc, đặc biệt có lưới nằm phẳng, giúp bé nằm thoải mái và không bị cong lưng.


Vách ngăn: có thể tháo rời dễ dàng, thuận tiện cho việc giặt giũ. Lưu ý: các thanh dọc, thanh ngang phải được bao bọc bằng mút,vải cẩn thận an toàn hoặc đủ hẹp (không quá 7,5 cm) để chắc chắn bé không đưa đầu vào giữa.

Lòng Nôi – Cũi phải thông thoáng, rộng rãi. Nên chọn lựa đồ chơi an toàn cho bé, tránh những vật dụng có thể gây ngạt thở & có chất độc hại. Đặc biệt, nên kiểm tra độ chắc chắn của chốt khoá và khóa chốt cẩn thận trước khi đặt bé vào bên trong.

Một số lưu ý khác khi chọn mua nôi tự động:

  • Giường cũi cho bé khi đưa phải đảm bảo không bị đứng máy khi trẻ nằm nghiêng.
  • Khi muốn chuyển sang chế độ đưa tay (không đưa tự động) thì không cần thao tác chuyển đổi phức tạp.
  • Kiểm tra các chi tiết: Không nên đánh giá chất lượng giường cũi chỉ qua hình thức bên ngoài. Để đảm bảo an toàn tốt nhất cho con, bạn cần kiểm tra kỹ các chi tiết như khoá kéo, móc kim loại hoặc nhựa, ốc vít không được sắc cạnh, độ láng mịn của thành giường... Đáy giường cũi phải được ghép khít (không nên có khe hở lớn)trẻ dễ bị lọt ngón tay, ngón chân và kẹt giữa các khe.
  • Cần quan tâm đến chế độ bảo hành: Nên chọn những thương hiệu danh tiếng, có chế độ bảo hành tốt và nhanh chóng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
  • Tính thẫm mỹ: nên chọn loại giường cũi có thiết kế sang trọng đẹp mắt, màu sắc cùng “tông”, hài hòa với màu chủ đạo của không gian, rèm cửa, nội thất...cho phù hợp với vị trí muốn đặt giường cũi  Bạn cũng có thể chọn màu sắc theo giới tính của bé, chẳng hạn bé gái thường thích màu hồng...
  • Vị trí đặt: bạn không nên đặt nôi cũi gần những nơi có khả năng gây nguy hiểm như gần thiết bị điện, gần màn treo hoặc đồ nội thất có chiều cao ngang bằng, vì bé có thể dễ với tay gây đổ vỡ, thậm chí có thể trèo ra ngoài. Bạn cũng không nên đặt quá gần lò sưởi, nơi nấu ăn hoặc có ánh sáng chiếu trực tiếp. Nên đặt giường cũi ở vị trí thoáng mát nhất trong phòng và dễ dàng quan sát. 


Xem thêm >>
chơi với con

Giường lưới cho bé yêu 100*60: 190k

8:36 AM

GIƯỜNG LƯỚI: 100cm x 60cm x 15cm: 190k
Vuông Tròn 8 - 0933.160. 955 (Trân)

Giường lưới hiện nay vẫn đang là mặt hàng hot nhất của VT8, và nhận được nhiều feedback cũng như hình ảnh vô cùng đáng yêu của khách hàng. Giường có kích thước 100cmx 60cm, chiều cao từ mặt giường tới đất là 15cm. Bé nằm trên giường rất an toàn nhé bạn, nếu bé hay lăn chơi, bạn có thể cẩn thận để 2 cái gối vỏ đậu bên cạnh.

Click vào đây để xem thêm phản hồi từ khách hàng


giường lưới giúp bé không ra mồ hôi lưng
Em bé nằm ngủ ngon lành trên giường lưới
Vuông Tròn 8 - 0933.160. 955 (Trân)


mặt giường lưới cao cấp
Mặt giường lưới làm bằng lưới cao cấp
Vuông Tròn 8 - 0933.160. 955 (Trân)

chân giường lưới
Chân của giường lưới
Vuông Tròn 8 - 0933.160. 955 (Trân)

giường lưới
Giường lưới
Vuông Tròn 8 - 0933.160. 955 (Trân)


Xem thêm >>
chơi với con

Tại sao nên cho bé nằm giường lưới?

7:11 PM

     Khi mang bầu Bé Chíp, mình được người thân cho chiếc giường lưới xài. Lúc đầu cũng ái ngại sợ em bé ngã, search chán chê trên mạng thấy đoạn này của bác sĩ CKI Nguyễn Thị Từ Anh, Phó Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ "Em bé nên nằm ở trên mặt phẳng thì tốt cho cột sống hơn là nằm võng. Ngoài ra, nằm võng có thể làm biến dạng lồng ngực nếu bé bị còi xương. Chị cũng không nên tập cho bé thói quen phải đu đưa mới ngủ được vì sẽ làm cho bé “khó tính”, không thể sống xa cái võng và mẹ lúc nào cũng phải ở kề bên để đưa võng. Hơn nữa, khi bé biết lật mà nằm võng một mình sẽ rất nguy hiểm, dễ té gây chấn thương sọ não. Theo tôi thì chị nên tập cho bé nằm ngủ trên giường hoặc trong nôi thì tốt hơn. Nếu sợ hầm lưng thì chị chọn loại nôi có kèm giường lót bằng lưới, cũng thoáng mát như nằm võng" Thế là liều mình dùng, Càng dùng càng thấy thích, nó là vật không thể thiếu, nên viết bài này chia sẻ cùng các mẹ sắp sinh em bé, hay em bé còn nhỏ (dưới 3 tuổi).


1. Hạn chế cảm lạnh và viêm phổi cho bé.

Đây là điều mình đánh giá cao nhất về công dụng của giường lưới này. Khi nằm trên nệm hay trên chăn như bình thường các mẹ hay cho bé nằm, lưng bé rất dễ bị hầm hơi và gây đổ mồ hôi nhiều, điều này rất dễ dẫn tới cảm khi có quạt hay gió trời thổi vô bé khi ta thay tã hay cho bé bú. Điều này gần như không xảy ra với giường lưới mặt giường là lưới nên khi bé nằm sẽ rất thông thoáng mát lưng và không gây hấp hơi dẫn tới chảy mồ hôi lưng ở trẻ => Hạn chế tối đa nguy cơ gây cảm lạnh cho bé.
    mặt lưới giường lưới cho bé yêu
    Mặt lưới của giường lưới 

    2. Giúp trẻ luôn có giấc ngủ ngon và sâu.

      Mặt giường là lưới và cách mặt đất một khoảng thích hợp, nên rất êm ái và thoải mái, không sợ hơi đất, rất “yên tĩnh”. Giường lưới và lại “Yên Tĩnh”? Điều này nghe khá lạ, nhưng đó là điều mà mẹ Chíp rút ra khi cho Chíp nằm. Do nhà nhỏ không gian không có nhiều nên mẹ Chíp thường để giường lên cùng giường ngủ của mình, có những hôm cho Chíp nằm giường lớn Chíp đang ngủ mình xoay, hay vặn người gây cho giường có rung động nhẹ thế là Chíp biết ngay, và tỉnh dậy. Nhưng khi cho Chíp nằm trên giường lưới, đặt giường lưới trên giường lớn, Chíp ngủ rất ngon, vì những rung động hay tiếng ồn khi minh đi trên giường lớn dường như bị triệt tiêu hết, nên mình mới nói nằm giường lưới rất yên tĩnh. Bà mẹ nào cho con nằm cùng giường với mình chắc sẽ thấu hiểu vẫn đề này giống mình
       .
      bé nằm ngủ rất ngoan trên giường lưới
      Bé ngủ rất ngon trên giường lưới

      3. Chẳng phải lo bé TÈ.

      • Cho bé nằm chung giường, ác mộng nhất là bé tè, chẳng phải lúc nào cũng mặc tã cho bé, vì thế rất hầm, mà không mặc tã thì thật là… nhất là khi nhà nằm đệm
      • Từ khi có giường lưới mình nghĩ ra cách đặt tấm lót bên dưới, khi bé tè chảy xuống mang giặt tấm lót thế là xong, còn giường thì chỉ cần lấy khăn giấy, hay xịt nước mang phơi nắng là khô ngay, thế nên nhà nhỏ mà chẳng bị khai mùi nước tiểu của bé. Mấy bác bên nội vào chơi cũng không chê được điểm nào, vui ơi là vui

      4. Tránh bé bám hơi mẹ.

      • Khi bé còn bé, nhất là còn sơ sinh, mẹ luôn phải nằm sát bé để trông chừng xem có chuyện gì hay không nhưng như thế rất dễ dẫn tới tình trạng bé quen hơi và rất khó khăn khi hết 6 tháng nghỉ thai kỳ mà mẹ phải đi làm.
      • Giường lưới đưa ra một giải pháp tuyệt vời cho mẹ và bé, vẫn nằm bên cạnh nhau nhưng bé vẫn nằm giường riêng và quen thuộc của mình, bé sẽ không bám hơi mẹ quá vì có một khoảng cách hợp lý giữa mẹ và bé và mẹ thì vẫn 24/24 theo dõi được bé yêu.

      5. Luôn cho bé cảm giác thân thuộc khi nằm trên giường của mình.

      • Trẻ em rất nhạy cảm trong việc dùng đồ, đồ nào dùng quen thuộc mà thay đồ khác là phản ứng ngay. Huống chi là giường ngủ của mình, không biết cảc bạn sao, chứ ngay cả với mẹ Chíp khi đến nhà người quen ngủ, không được nằm trên chiếc giường thân quen của mình cũng khó ngủ. Với giường lưới, có cơ chế gập mở giúp giường rất gọn gàng và có thể theo bé mọi lúc mọi nơi thì thật tuyệt.
      • Mẹ Chíp sinh Chíp vào tháng 3, trời HCM nắng như đổ lửa, tháng nóng và oi nhất trong năm, trần nhà trọ thì bằng tôn nên buổi trưa rất nóng, cũng may nhà trọ có gác xép, thế là sáng khi trời bắt đầu hửng nắng hai mẹ con lại xếp đồ mang xuống dưới ngủ mang cả chiếc giường lưới theo rất thuận tiện. Chíp nằm quen trên giường nên dù có thay đổi chỗ cũng vẫn say giấc :).
      • Được 1 tháng, hai mẹ con lại kéo nhau về nhà bà ngoại ở dưới Bến Tre, tối hai mẹ con nằm trong buồng, sáng lại kéo nhau ra ngoài phản nhà dưới nằm cho mát. Dù thế nào Chíp xinh vẫn ngủ ngon và thoải mái vì vẫn nằm trên giường của mình mà)

      6. Cho mẹ cảm giác an toàn khi nằm cạnh bé.

      Khi bé còn sơ sinh, nhỏ xíu xiu, nằm gần bé luôn gây một cảm giác không an toàn cho mẹ Chíp. mẹ Chíp luôn sợ khi xoay mình sẽ đè vào Chíp. Nhưng khi người thân cho chiếc giường này thì cảm giác đó mất tiêu, mẹ Chíp cảm thấy rất an tâm khi nằm gần Chíp. Tâm lý thoải mái hơn rất nhiều.

      7. Dễ dàng khi cho bé ngủ riêng.

      Bé tuy nằm gần mẹ, nhưng vẫn là nằm giường riêng của mình nên khi bé lớn, cho bé ra nằm riêng rất dễ dàng.

      8. Giải pháp cho những căn nhà nhỏ.

      Với kích thước nhỏ gọn, giường lưới là giải pháp mình chọn cho căn nhà nhỏ của mình. Không quá tốn chỗ như Cũi, cũng không gây cho bé những tác hại xấu như Võng. Giường lưới nhỏ gọn, dễ di chuyển nên rất phù hợp với những nhà có diện tích nhỏ, đặc biệt là nhà trọ.


      Giường lưới khác giường mầm non thế nào?

      Giường lưới được thiết kế đặc biệt với mặt lưới có lỗ thông hơi lớn. Thoáng mát, thích hợp với bé từ sơ sinh tới dưới 3 tuổi. Giúp bé thoáng lưng ngủ sâu hơn, giảm nguy cơ bị viêm phổi khi nằm máy lạnh. Xem chi tiết các mẫu giường lưới tại đây:


      mặt lưới giường lưới cho bé yêu
      Mặt lưới của giường lưới 


      Giường lưới mầm mon được thiết kế  mặt giường thường là vải bố, hoặc sợ nilon với mắt lưới nhỏ nên sẽ không thông thoáng bằng giường lưới nhưng thích hợp cho các trường mầm non. 

      Xem mẫu giường mầm mon tại đây >> https://gogl.be/shopee-giuong-mam-non
      Mặt lưới giường mầm non


      Xem thêm >>

      Like us on Facebook

      Flickr Images