chăm sóc bé

Vào bếp làm nón thạch trái cây vừa mát và rất dễ thực hiện

3:51 PM




Để làm thạch cam quýt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 7 quả quýt hoặc cam
  • 25 - 30g bột thạch rau câu
  • 20g đường
  • 500ml nước

Tất cả các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều Vitamin C và quýt không phải là ngoại lệ. Quýt chứa 36 mg vitamin C trong mỗi quả. Vitamin C tốt cho tóc, da, hệ thống miễn dịch và cân bằng trọng lượng cơ thể đồng thời cũng là một vitamin tuyệt vời cho hệ tiêu hóa của bạn. Vitamin C giúp điều hòa ruột và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác. Tốt hơn hãy đáp ứng nhu cầu hàng ngày của vitamin C thông qua trái cây, vì thuốc được làm bằng một số phiên bản hóa học của Vitamin C có thể làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Cách làm bánh flan bí đỏ hấp dẫn cho mùa hè

10:59 AM




Nguyên liệu làm bánh flan bí đỏ:

  • 1 trái bí đỏ 
  • 3 quả trứng gà
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 400ml sữa tươi không đường
  • 150ml sữa đặc
  • 1 muỗng cà phê chiết xuất vani

Bí đỏ là một loại rau củ quả và cũng là nguyên liệu nấu ăn quen thuộc, giá cả phải chăng, dễ tìm mua ở các chợ và siêu thị. Không những thế trong bí đỏ còn có nhiều loại vitamin, khoáng chất được cho là có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ của mọi người đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Vậy thì 5 công thức sau đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ không những thu hút các bé mà còn chiếm trọn trái tim của cả gia đình.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Cách làm kem dừa ngon đơn giản tại nhà

3:21 PM

Nguyên liệu làm kem dừa cần chuẩn bị

  • 400ml kem tươi - whipping cream
  • 400ml nước cốt dừa nguyên chất
  • 100g đường cát trắng
  • 200g đậu phộng rang
  • 1 trái dừa già
  • 1 trái dừa khô (đập làm đôi)
  • 1 chén dừa sấy khô (tùy thích)
  • 8 que gỗ làm kem
  • 1 hộp đựng kem.

Nói đến món kem dừa chắc hẳn tất cả mọi người ai cũng đều quá quen thuộc rồi phải không? Vậy để có được món kem dừa thơm ngon, béo ngậy, bùi bùi đó thì công thức để tạo nên món kem dừa ngon tuyệt này là gì? Các mẹ thử hãy cùng với mechamcon.com đi tìm hiểu một cách chi tiết nhất về cách làm kem dừa ngay bây giờ để có thể tự mình làm món kem dừa ngay tại nhà cho cả gia đình mình cùng thưởng thức các bạn nhé!

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Ruốc (thịt chà bông)

2:57 PM

Thời gian thực hiện: 45 phút - 2 tiếng

  • 1,5kg thịt thăn heo 
  • 2 muỗng vừa muối (không đầy muỗng nhé)
  • 1 mmuỗng vừa bột ngọt (không đầy muỗng nhé)
  • Khoảng 220ml nước mắm

Chà bông là món ăn ngon dễ dàng kết hợp với cơm hoặc cháo, luôn khiến các bé mê mẫn. Làm vài hũ chà bông trong bếp cho cả nhà cùng thưởng thức, đem đi đâu cũng tiện và có thể đảm bảo dưỡng chất cho bé khi bạn quá bận rộn. Các loại chà bông làm từ thịt heo, gà, tôm thẻ, nấm hương và cá hồi đều khá dễ làm, nhanh và gọn, và đặc biệt dễ ăn. Cùng vào bếp làm ruốc từ thịt heo mà không cần giã, không cần máy xay, ruốc vẫn bông ngon bổ dưỡng cho các thiên thần thêm ngon miệng nhé!

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Bánh Panna Cotta Vị Trà Xanh

2:33 PM

Thời gian thực hiện: 15 - 20 phút

Thời gian để tủ lạnh chờ sản phẩm đông lại: 3 - 5 giờ

  • Kem tươi: 140ml
  • Sữa tươi không đường:130ml
  • Sữa đặc:45gr
  • Gelatin: 6gr
  • Nước lạnh:30ml
  • Sôcôla trắng: 105gr
  • Bột trà xanh:2 gr
  • Nước nóng: 20ml
  • Cốc:4 chiếc (150ml)

Panna Cotta (trong tiếng Italia nghĩa là kem nấu) là một món tráng miệng nấu kem, sữa và đường với bột thạch rồi đợi cho hỗn hợp đông lại. Công thức đầu tiên của Panna Cotta được bắt nguồn ở miền Bắc nước Italia, khi người ta đem làm đông kem sữa với xương cá (collagen trong xương cá sẽ làm đông đặc kem) và thưởng thức. Ngày nay, người ta thường dùng gelatin để chế biến Panna Cotta, cho ra món bánh có kết cấu mịn màng, tan nhẹ trong miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng hương vị bằng các loại trái cây, nước sốt cho món Panna Cotta thêm phần hấp dẫn.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Cùng con làm: Bánh Cookies Lưỡi Mèo

5:04 PM

Thời gian chuẩn bị: 15 - 20 phút

Thời gian nướng: 10 - 15 phút/lần

Nhiệt độ nướng: 180 độ

  • 110 gram bơ nhạt – Nếu bơ lạnh thì phải để bơ về nhiệt độ phòng mới dùng
  • 100 gram đường hạt mịn (đường xay)
  • 1 nhúm nhỏ muối
  • 1/2 thìa cafe tinh chất vani
  • 3 lòng trắng trứng (90 – 100gram) – nhiệt độ phòng
  • 120gram bột mỳ đa dụng (all purpose flour/plain flour) – rây mịn
  • Tí xíu muối

Bánh lưỡi mèo là món bánh ăn vặt rất ngon, phù hợp khẩu vị với nhiều người, nhất là với các bé nhỏ. Công thức và cách làm thì rất đơn giản nên mẹ nào cũng có thể làm cho con mình ăn thỏa thích.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

1 triệu Đô để cứu sống một đứa trẻ không tiêm vaccine uốn ván

9:22 AM

Hôm thứ 5 vừa rồi, CDC, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ đã công bố một ca bệnh, qua đó nêu lên tác hại khủng khiếp của việc chối bỏ không chịu tiêm vaccine phòng bệnh cho con cái. Một cậu bé 6 tuổi bị nhiễm vi khuẩn uốn ván, và để cứu sống cậu bé, các bác sỹ đã mất 2 tháng trời, cùng hóa đơn viện phí khổng lồ.

Uốn ván là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn có tên Clotridium tetani (C.tetani). Loại vi khuẩn này thích sống trong môi trường đất bẩn. Khi vi khuẩn này vào được bên trong cơ thể người qua những vết thương, ngã xước hoặc vật thể sắc nhọn đâm vào gây chảy máu, C.tetani sẽ sản sinh ra một loại chất độc tên là tetanospasmin, gây tổn thương hệ thần kinh, dẫn tới cứng cơ, khiến toàn thân tê liệt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân uốn ván sẽ tử vong khi cơ hô hấp ngừng hoạt động. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh phong đòn gánh, hoặc bệnh cứng hàm, mô tả triệu chứng khi chất độc mà C.tetani tạo ra ảnh hưởng tới cơ thể ra sao.

Vaccine phòng uốn ván đã có từ những năm 1920, nghĩa là gần trăm năm về trước. Nhờ có nó, căn bệnh nguy hiểm này gần như đã bị xóa sổ tại nhiều quốc gia phát triển. Hầu hết trẻ em tại Mỹ đều được tiêm chủng ngừa uốn ván trước khi đến trường, một trong 5 liều vaccine uốn ván được tiêm từ lúc trẻ mới 2 tháng tuổi. Thế nhưng mọi thứ thay đổi khi phong trào antivax bắt đầu rộ lên vài năm gần đây.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

ĐỪNG ĐỂ TUỔI THƠ CON MƠ HỒ HÌNH ẢNH BỐ!

12:57 PM

GỬI CÁC ÔNG BỐ!
ĐỪNG ĐỂ TUỔI THƠ CON MƠ HỒ HÌNH ẢNH BỐ!

Trước khi đọc bài viết này, bạn hãy thử nhíu mày ngồi nhẩm lại: Hôm nay, hôm qua và hôm kia nữa, một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian cho con?
🤔 Có khi nào bạn tắt ti vi, cất điện thoại, ngồi xuống chơi xếp hình cùng với con?
🤔Có khi nào bạn dắt xe đạp ra ngõ, bảo con trèo lên và chúng ta sẽ đi một vòng?
🤔Có khi nào bạn cùng trèo lên giường với con và đọc cho bé nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ?
🤔Có khi nào bạn hỏi con về chuyện ở lớp, ngồi tô màu cùng con, dắt con ra ngoài đi dạo, kể cho con nghe một câu chuyện cổ tích, lôi bóng ra sân đá cùng con, cùng con chơi trò xây nhà bằng chăn và gối, thơm và chúc con đi ngủ mỗi đêm…
💞Và lần gần nhất bạn nói cho con biết "Bố yêu con" là khi nào?
👉🏻Tôi từng đọc được một dòng chia sẻ của một bà mẹ: “Thời này làm gì còn kiểu đọc truyện, tâm sự, rồi thơm trán, chúc ngủ ngon và đi ra ngoài, cái đó chỉ có trong truyện cổ tích mà thôi!”. Té ra ngày nào nhà tôi cũng làm như truyện cổ tích.
👉🏻Tôi cũng từng biết có ông bố rất hùng hổ bình luận: “Cho nó ngủ từ 8 giờ thì có mà mất hết tuổi thơ!”. Nhưng tối nào bố cũng đi nhậu đến khuya, con ở nhà với ông bà trông bằng ti vi, điện thoại. Té ra đó là tuổi thơ.
💁💁Nhìn một vòng xung quanh, chắc không khó bắt gặp những gia đình mà bố mẹ, đặc biệt là các ông bố dành rất ít thời gian cho con. Phải chăng vì bố quá bận (bận cả việc lẫn bận những cuộc vui) hay vì bố cho rằng trách nhiệm của người đàn ông là kiếm tiền, nuôi con là chuyện của phụ nữ?
💸💸Tiền có thể mua được cho con ngôi nhà nhưng không mua được cho con mái ấm.
Tiền có thể mua cho con những bộ quần áo đẹp nhưng không mua được những buổi đi chơi có đủ cả gia đình.
Tiền có thể mua những món đồ chơi xịn nhưng không mua được một người bố ngồi cạnh cùng chơi với bé.
Tiền có thể mua được tất cả, ngoại trừ năm tháng con lớn lên mỗi ngày mà bố mẹ vô tình đã bỏ qua.

Xem thêm >>
bầu

Mang Thai Tháng Thứ 4,5,6 Mẹ Dưỡng Thai Theo Cách Này Để Con An Toàn, Lớn Khỏe

6:10 PM

Thai nhi 3 tháng giữa đã có sự hình thành các cơ quan nhất định. Để tốt cho con, mẹ nên tìm hiểu kĩ tình hình phát triển của bé và kiêng cữ khoa học phù hợp với giai đoạn này.
Mang thai 3 tháng giữa được xem là giai đoạn đẹp nhất của thai kỳ. Lúc này mẹ đã dần hết nghén, bụng nhô lên so với trước. Mẹ vừa cảm thấy thoải mái hơn vừa nhận ra mình đã thực sự trở thành bà bầu. Cụ thể con trong bụng lúc này đang phát triển như thế nào và cần thiết phải kiêng cữ điều gì là điều quan trọng mà bác sĩ luôn muốn nhắc nhở các mẹ.
Thời điểm này con trong bụng đã lớn cỡ nào?
Bước qua giai đoạn 3 tháng giữa (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, tức khoảng từ tuần 13-tuần 26), thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Bình quân mỗi ngày tăng lên khoảng 10g. Đến tháng thứ 6, bé có thể dài 35,6 cm và nặng khoảng 760g. Cụ thể từng giai đoạn nhỏ như sau:
-Tuần 13-14: Bé to bằng quả chanh vàng (tầm 23-43g), dài tầm 7,62cm. Chân tay con đã khá linh hoạt, quẫy đạp nhiều, biết liếc mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tè và mút tay. Các ngón tay có thể nắm lại và dấu vân tay dần hình thành. Bé đã có thể nghe tiếng tim mẹ đập và cảm nhận được giọng nói của mẹ.
-Tuần 17-18: Tai con đã vào vị trí cố định, khả năng nghe được rõ hơn nên đây là thời điểm thích hợp để áp dụng thai giáo bằng âm nhạc. Mẹ bầu cảm nhận rõ ràng từng cử động của con như co duỗi tay chân, di chuyển qua lại trong bọc ối. Mẹ nào thắc mắc thai nhi 3 tháng giữa lớn cỡ nào thì căn cứ vào các số liệu ước chừng của từng tuần dưới đây để biết thêm nha.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con

9:09 AM

Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như "Con thật là hư" hay "Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy"… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.


1. "Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ"

Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham - Hoa Kỳ) khẳng định: "Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa".

Xem thêm >>
chăm sóc bé

9 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm ở trẻ

10:21 PM

Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Nhiều cha mẹ sẽ “phi thẳng” đến hiệu thuốc gần nhà mỗi khi con mình sụt sịt, nhưng hầu hết các loại thuốc trị ho và cảm đều không an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi, không có tác dụng hoặc gây hại cho trẻ dưới 6 tuổi. Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Tuy nhiên mỗi trận ốm thường kéo dài nhiều ngày, không có biện pháp nào dưới đây giảm ngắn thời gian bệnh cả, nhưng chúng sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn. 


1. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều 
Khi trẻ bị ốm, chúng phải tốn nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh, và điều đó có thể khiến một đứa trẻ (thậm chí là cả người lớn) mệt nhoài. Do đó nếu bé được nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ hồi phục. Các nghiên cứu cho rằng, stress cũng khiến con người nhiễm bệnh. Nếu con bạn đang stress trầm trọng (Vì việc học tập hay bạn bè, hoặc chuyện gì đó ở nhà), nghỉ ngơi cũng là một cách chữa bệnh. Bạn cần bố trí một nơi thoải mái để bé nghỉ ngơi và những thứ khiến bé thích thú. Giường không nhất thiết là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi. Nhiều khi chuyển địa điểm cũng có tác dụng. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi trong vườn hoặc ngoài hiên. Đôi khi, dựng một túp lều trong nhà sẽ giúp bé vui hơn. Nếu bé không thể nghỉ ngơi, hãy đọc truyện cho bé trong vòng tay của mình. Hoặc cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè. 

2. Tạo bầu không khí có độ ẩm thích hợp 

Khi bé bị ốm, hít thở không khí ẩm sẽ giúp mũi bé đỡ bị nghẹt mũi hơn. Tắm nước ấm còn có tác dụng thư giãn. Mẹ nên đặt một chiếc máy làm ẩm, máy phun sương trong phòng của bé. Cho bé xông hơi trong phòng tắm. Với trẻ trên hai tuổi, hãy thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hoặc nước xông, có thể giúp bé bớt đau nhức. 

3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi 

Nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Với trẻ sơ sinh, bầu hút mũi rất tiện dụng khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ. Khi nhà có con nhỏ, bạn nên sắm một chiếc hút mũi, và luôn có sẵn nước muối sinh lý trong nhà. Bạn có thể mua nước muối nhỏ mũi ở hiệu thuốc hoặc tự làm. Cách làm như sau: Hòa tan khoảng ½ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Giữ trong lọ thủy tinh sạch sẽ. Chỉ giữ dung dịch trong vòng một ngày. Cách hút mũi cho bé: - Ngửa đầu bé ra sau hoặc đặt bé nằm ngửa với một chiếc khăn đặt sau đầu. Nhỏ 2 -3 giọt nước muối vào một bên mũi. Giữ đầu bé ngửa khoảng 30 giây (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh). - Bóp bầu hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ mũi. Bạn có thể nhẹ nhàng bịt lỗ mũi kia bằng ngón tay để tăng hiệu quả. - Nhẹ nhàng thả bầu hút mũi để hút chất nhầy. - Lấy bầu hút mũi ra và vệ sinh bầu hút mũi bằng khăn giấy. - Lặp lại với mũi bên kia. Chú ý: - Không hút mũi nhiều lần trong ngày, việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi. - Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày, mũi bé sẽ khô dần theo thời gian. - Không nhất thiết phải dùng nước muối khi dùng bầu hút mũi. - Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra. - Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ. 3. Xoa dầu (Áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi) Xoa dầu có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hồi bé chắc hẳn các bạn cũng được mẹ mình xoa dầu gió, dầu bạc hà mỗi khi bị ốm. Tuy vậy xoa dầu không giúp thông mũi, nhưng sẽ làm cho bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh. Có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ, trước khi dùng cho con bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Chú ý: Không xoa dầu vào vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương của bé. Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt. 

4. Bổ sung nước (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng) 

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi. Nước lọc rất tốt, nhưng bé có thể không thích cho lắm. Trong trường hợp này mẹ hãy cho bé thử nước hoa quả và thức uống dinh dưỡng khác. Chú ý: Duy trì sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. 

5. Súp gà và thức uống ấm khác (Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt. Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.

 6. Nâng đầu (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng) 

Nâng đầu khi bé ngủ sẽ giúp bé thở dễ dàng và thoải mái hơn. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nếu bé ngủ trên giường, bạn có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái hơn. Chú ý: Không nên lạm dụng cách này. Nếu bé ngủ không yên, bé sẽ lộn đầu xuống chân và chân lên đầu, như vậy chân sẽ cao hơn đầu và cách này không có tác dụng. 

7. Mật ong (Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng) 

Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mật ong thường đông cứng ở nhiệt độ phòng. Để làm lỏng mật ong, hãy ngâm chai mật ong trong nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Mẹ có thể cho bé uống ½ - 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối. Chú ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong. 

8. Xì mũi (Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi)

Vệ sinh nước mũi giúp bé thở và ngủ dễ dàng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nhiều trẻ không biết xì mũi cho đến 4 tuổi, nhưng việc này có thể làm từ lúc lên 2. Cách dạy trẻ xì mũi: - Hãy làm mẫu cho trẻ. Đối với nhiều đứa trẻ, như vậy là đủ. - Hãy giải thích xì mũi là “ngược lại của ngửi”. - Bảo bé cách bịt một bên mũi và xì qua bên còn lại. Một chiếc gương và khăn giấy dưới mũi có thể giúp bé nhìn rõ hơi thở của mình. - Bảo bé hãy xì nhẹ nhàng. Xì quá mạnh có thể làm đau tai bé. Hãy cho bé một túi khăn giấy ngộ nghĩnh. - Dạy bé hãy vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sau khi xì mũi. - Không được để bé dụi mắt sau khi xì mũi. Nếu mũi bé bị đau vì sụt sịt, hãy bôi ít thuốc mỡ an toàn cho trẻ lên mũi bé. 

9. Súc miệng bằng nước muối (Áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi) 

Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau. Phương pháp này cũng giúp rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày khi con bạn bị bệnh. Con bạn phải đủ tuổi để biết cách súc miệng. Nhiều trẻ phải đến khi đi học mới biết súc miệng. Nhưng một số trẻ biết súc miệng từ sớm hơn. Cách dạy bé súc miệng:
 - Thực hành với nước sạch.
 - Bảo bé ngẩng đầu lên và cố gắng giữ nước ở cổ họng mà không nuốt. 
- Một khi bé thành thạo, hãy cho bé thử tạo tiếng với cổ họng. Bạn hãy làm mẫu để bé biết âm thanh như thế nào. 
- Dạy bé nhổ nước ra.

Xem thêm >>
chăm sóc bé

Cho con bú và những điều cực hiếm người biết

8:19 AM


Không cần phải ăn quá nhiều như các bác sĩ dinh dưỡng vẫn khuyên, thậm chí có thể uống một chút rượu khi đang cho con bú...


1. Bạn không cần ăn nhiều như bạn vẫn tưởng


“Cơ thể có khả năng tạo ra nguồn sữa mẹ hoàn hảo”, T.S. Laura Viehmann, giảng viên Nhi khoa tại trường y Warren Alpert, thuộc đại học Brown, Providence, Mỹ khẳng định.

Ăn nhiều chỉ giúp bạn tròn quay chứ thực chất không ảnh hướng tới việc sản xuất sữa. Do vậy, bạn đừng cảm thấy tội lỗi với con vì hôm nay ăn ít hơn hôm qua một bát cơm, hay chẳng may ăn hết 2 gói bim bim một lúc.

Bạn chỉ cần tăng lượng rau trong bữa ăn là có thể cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. T.S. Laura Viehmann cũng cho biết việc nhâm nhi 1 cốc cà phê hay thi thoảng uống một cốc rượu cũng không ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa.

Chỉ lần lưu ý nhỏ, sau khi uống nước có cồn, ít nhất 1 tiếng sau mới cho con bú.


Cơ thể có khả năng tạo ra nguồn sữa mẹ hoàn hảo. (Ảnh minh họa)

2. Có những cơn co thắt ở vùng bụng

Thỉnh thoảng khi cho con bú bạn có thể thấy vùng bụng dưới đau nhẹ. T.S., bác sĩ Nhi khoa Laura Jana, cho biết: “Khi cho con bú, cơ thể tiết ra hormone oxytocin để khích thích sữa chảy về đầu vú đồng thời khích thích tử cung co bóp, giảm nguy cơ xuất huyết tử cung”. Vì vậy, đây là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể bạn đang hồi phục tự nhiên sau khi sinh.

Một vài chuyên gia cho rằng càng những lần đẻ sau, các cơn co sẽ càng nhiều hơn khi cho con bú vì tử cung của bạn càng to sau mỗi lần mang bầu.

3. Sữa mẹ trông không giống sữa bò

Thậm chí, sữa mẹ còn thay đổi theo từng giai đoạn vì thành phần sữa thay đổi theo nhu cầu dinh dưỡng của em bé. Ban đầu, sữa mẹ dính, màu vàng nhạt, lúc này gọi là sữa non và chứa nhiều protein.

Vài ngày sau, sữa non được thay thế bằng sữa mẹ thông thường. Thời điểm này, nếu bạn để sữa vào tủ lạnh, sẽ thấy sữa chia thành 2 phần:

- Foremilk: mỏng, lỏng, màu trắng xanh cực nhạt, thường ở dưới đáy bình.

- Hindmilk: dày hơn, đặc hơn và nhiều chất béo hơn. Có phần đặc nhất như váng sữa, ở trên bề mặt.




4. Ít ham muốn tình dục hơn

“Lượng estrogen có xu hướng giảm ở những phụ nữ đang cho con bú, khiến họ khô âm đạo, ít ham muốn hơn lúc trước” – Jessica Goldman, một điều dưỡng viên ở Brooklyn cho biết. Ngoài ra, cảm giác đau ngực, ngại ngùng sữa sẽ chảy ra nếu bị chồng kích thích cũng khiến họ bớt hứng thú với chuyện chăn gối.

Đây là lúc các quý ông nên chú ý tới những điểm khác trên cơ thể của vợ. Mọi thứ cần được tiến hành chậm rãi, thư giãn. Các bà vợ nên nói cho chồng biết mình thích gì, không thích gì khi “vào cuộc”. Có thể “chống chỉ định” vùng ngực với chồng hay mặc áo ngực để tránh sữa tràn ra khiến bạn ngượng ngùng.

5. Bạn cảm thấy cực buồn chán

Việc cho con bú sẽ lấy của bạn ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Cứ lặp đi lặp lại ngày 8 – 12 lần mỗi ngày.

Ban ngày bạn có thể “lượn lờ” facebook, hay “tha thẩn” ở các trang mua bán online để bớt buồn chán lúc cho con bú.

Nhưng đêm đến là cả vấn đề. Bạn phải cho bé bú mà không được bật tivi hay bật đèn. Vì bé cần nhận biết sự khác biệt giữa đêm và ngày. Còn bạn thì ngáp ngắn ngáp dài, có khi ngủ béng lúc nào không hay.

Khi cho con bú, nến bạn thấy ngực bị đau tức quá lâu kèm theo đầu vú bị nứt, hãy đến gặp bác sĩ. (Ảnh minh họa)

6. Ngực bị đau

Thời gian đầu khi cho con bú, ngực của bạn sẽ bị đau. Nhưng nếu đau tức quá lâu hoặc đầu vú bạn bị tổn thương (nứt, chảy máu) thì bạn nên đi bác sĩ thăm khám. Có thể bạn bị tắc tia sữa hoặc nứt mào gà.

Ngoài ra, nếu bạn không biết sử dụng máy hút sữa đúng cách, chúng cũng làm cho bạn bị đau. Không phải cứ tăng nấc là bạn sẽ tiết kiệm thời gian hút sữa. Bạn nên cài chế độ từ nhẹ đến mạnh để tránh làm tổn thương ngực.

7. Chồng có thể thích ngực của bạn hơn trước đây

Bạn thì lúc nào cũng có cảm giác mình như một con bò sữa. Trong khi chồng của bạn lại thấy vợ mình thật gợi cảm với bộ ngực quá khổ.

Đặc biệt, với đa phần phụ nữ Việt Nam ngực nhỏ, thì giai đoạn vợ có bầu sẽ là trải nghiệm thú vị của các ông chồng. Dĩ nhiên, những vết rạn chẳng chịt có thể khiến cánh đàn ông giảm hứng thú đi đôi chút
.

Xem thêm >>

Like us on Facebook

Flickr Images